Chi tiết dịch vụ khám tầm soát những bệnh cần thiết khi bước sang tuổi 50 hiệu quả

Xét nghiệm tầm soát dùng để tìm kiếm các dấu hiệu của một bệnh lý trước khi các triệu chứng xuất hiện. Xét nghiệm chẩn đoán cung cấp những thông tin về một vấn đề đã biết hoặc tìm kiếm một bệnh đang nghi ngờ khả năng hiện diện.

Ví dụ: Xét nghiệm máu về một antigen chuyên biệt của tuyến tiền liệt (prostate specific antigen=PSA) được dùng để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông. Nhưng khi PSA tăng, thì cần phải thực hiện sinh thiết (là một xét nghiệm chẩn đoán). Tương tự, chụp nhũ ảnh (mammography) được dùng để tầm soát ung thư vú ở phụ nữ, nhưng phải cần đến sinh thiết để đánh giá các dấu hiệu nghi vấn./images/post/2015/12/08/10//Phong-benh-tri-cho-nguoi-cao-tuoi-don-gian-hieu-qua..jpg

Trong một số tình huống, các xét nghiệm tương tự được dùng cho cả hai mục đích: như trường hợp nhũ ảnh vẫn được chỉ định để đánh giá một u nghi ngờ ở tuyến vú.

Một số xét nghiệm như PSA, còn được dùng để theo dõi đáp ứng điều trị.

Dưới đây là danh sách các xét nghiệm tầm soát nên được thực hiện ở đàn ông và phụ nữ sau 50 tuổi:

A- CÁC XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT CHO PHỤ NỮ

1. XN Pap (tầm soát ung thư cổ tử cung): Mỗi 3 năm một lần nếu các kết quả trước đây âm tính trong 3 năm liên tiếp; mỗi năm 1 lần nếu hút thuốc và có nhiều bạn tình

H1- Xét nghiệm PAP, phết tế bào cổ tử cung

             H2- Ung thư cổ tử cung

H3- Virus HPV và phết tế bào Pap

2. Xét nghiệm papillomavirus ở người (HPV) (ung thư cổ tử cung): Có thể thực hiện chung với xét nghiệm Pap; tuy nhiên hiện chưa đủ chứng cứ để được khuyến cáo như một xét nghiệm tầm soát thường quy.

H4- Hình ảnh virus HPV

3. Chụp nhũ ảnh (ung thư vú) – thực hiệnhàng năm cho phụ nữ từ 50 tuổi trở lên.

                           H5- Ung thư vú

                               H6- Chụp nhũ ảnh

H7- Chụp nhũ ảnh

4. Xét nghiệm Thyroid-stimulating hormone (TSH) – Bệnh lý tuyến giáp – Dùng để phát hiện sớm cường giáp hoặc suy giáp.

5. Xét nghiệm đo độ loãng xương DEXA (Dual-energy x-ray absorptiometry bone density) – mỗi 2 năm một lần bắt đầu từ tuổi 65. Phụ nữ có những yếu tố nguy cơ đã được các bác sĩ xác định,  nên bắt đầu thực hiện xét nghiệm này từ tuổi 60.

H8- Đo độ loãng xương bằng máy DEXA

B- XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT CHO ĐÀN ÔNG

1. Xét Nghiệm PSA (Prostate specific antigen) và thăm trực tràng  (prostate cancer):  Đàn ông da đen và những người có tiền sử gia đình ung thư tuyến tiền liệt cần tầm soát mỗi năm khi đến tuổi 40. Các người khác nên bắt đầu tầm soát từ 50 tuổi trở lên.

H9- Thăm hậu môn trực tràng bằng ngón tay để phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến

2. Siêu âm bụng (tầm soát túi phình động mạch chủ bụng): Tầm soát mỗi năm một lần cho đàn ông từ 65-75 tuổi đã từng hút thuốc.

H10- Siêu âm để tầm soát phình động mạch chủ bụng

C- XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI

1. Đo Huyết Áp (tầm soát bệnh lý tim mạch): Đo 1 lần mỗi năm; đo thường xuyên hơn ở những người trên 60, hoặc có số đo trên 120/80 mm Hg.

2. Chụp Xquang Tim Phổi thẳng (tầm soát bệnh lý phổi và ung thư phổi) nên thực hiện mỗi năm một lần

H11- Ung thư phổi

 

                H12- Chụp Xquang phổi để sớm phát hiện ung thư

3. Đo Điện Tim (tầm soát rối loạn nhịp tim): Đo điện tim ít nhất mỗi năm một lần; nên đo thường xuyên hơn ở những bệnh nhân có tiền sử rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đái tháo đường v.v.

 

             H13- Đo điện tim (ECG)

                  H14- Hình ảnh rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ

4. Kiểm Tra lượng Cholesterol và triglyceride (cardiovascular disease): Mỗi 5 năm kiểm tra một lần; nên xét nghiệm thường xuyên hơn ở những người có tiền sử bệnh tim mạch.

  1. Nội Soi Đại Tràng, hoặc Nội Soi Đại Tràng Ảo bằng máy MSCT 64 (tầm soát ung thư đại tràng): Nội soi một lần mỗi 10 năm bắt đầu từ tuổi 50; Nội soi thường xuyên hơn ở những người có tiền sử polyp đại trực tràng.

 H15- Hình ảnh bình thường của đại tràng qua nội soi ảo bằng máy MSCT

   H16- Nội soi đại tràng để sớm phát hiện ung thư

6. Xét Nghiệm Phân tìm Máu Ẩn  (tầm soát ung thư đại tràng): Thực hiện mỗi năm một lần. Hiện nay nhiều tổ chức, kể cả Johns Hopkins, đang đặt vấn đề về độ tin cậy và sự cần thiết của xét nghiệm này.

                    H17- Các giai đoạn của ung thư đại tràng

7. Xét Nghiệm đường huyết lúc đói (đái tháo đường): Mỗi 2 đến 3 năm xét nghiệm một lần; thực hiện thường xuyên hơn ở những người có nguy cơ cao.

8. Xét Nghiệm Tầm Soát các bệnh Lây Truyền Qua đường Tình Dục: Thực hiện ít nhất mỗi năm một lần ở những người có nhiều bạn tình.

  1. Xét Nghiệm Tầm Soát Tăng Nhãn Áp: Mỗi 3 đến 5 năm; nên thực hiện thường xuyên hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường hoặc có tiền sử tăng nhãn áp trong gia đình.

            H18- Tăng áp suất nội nhãn gây tổn thương thần kinh thị giác

              H19- Hình ảnh tăng nhãn áp cấp (đồng tử giãn, cương tụ rìa)

10. Kiểm Tra và làm sạch răng: Mỗi 6 tháng.

 

H20- Kiểm tra răng miệng

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>